Xe điện Trung Quốc dần thâm nhập thị trường châu Âu

industry charging vehicle technology

Nền kinh tế Trung Quốc đang dần chững lại cộng thêm với việc Hoa Kỳ sẽ áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, các hãng xe điện Trung Quốc đang tìm cách mở rộng các hoạt động kinh doanh của mình tại châu Âu. Đây được xem như là một cơ hội và thách thức mới tạo tiền đề giúp Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng phủ sóng xe điện của mình ra toàn cầu.

BYD hiện đang có hai nhà máy đang được xây dựng tại Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, mỗi nhà máy sẽ đi vào hoạt động với công suất dự kiến 150.000 xe/năm. BYD muốn đạt mức một nửa doanh số của hãng là từ các thị trường bên ngoài lục địa. Để thực hiện mục tiêu được hãng xe điện này đề ra, hãng sẽ cần phải mở rộng đáng kể các cơ sở vật chất của mình, bao gồm cả ở Châu Âu và tại Trung Quốc.

Ngoài ra, chính Trung Quốc cũng đang có ý định mở rộng thêm các nhà máy sản xuất phụ tùng khác tại các quốc gia Châu Âu. Quốc gia này hướng tới mục tiêu sản xuất 5 triệu xe/năm trong tương lại.

Trong khi đó, Chery sẽ bắt đầu sản xuất xe tại nhà máy cũ của Nissan ở Barcelona vào năm 2025. Sản lượng dự kiến của hãng là hơn 100.000 xe/năm, cao hơn nhiều so với những gì Nissan đã làm trước khi nhà máy đóng cửa.

Leapmotor, một công ty xe điện Trung Quốc được ra mắt vào năm 2019, đã nhận được đầu tư lớn và bắt đầu lắp ráp xe điện tại Ba Lan. Có báo cáo rằng Leapmotor đang xem xét đầu tư các địa điểm sản xuất khác ở châu Âu, gồm Slovakia và Đức.

Hãng xe điện Trung Quốc thứ tư có sự hiện diện ngày càng tăng tại châu Âu là Geely. Tuy nhiên, hiện nay sự hiện diện của thương hiệu này chỉ dừng ở xe taxi và xe tải tại thành phố Coventry, Vương quốc Anh. Ngoài ra, hãng xe này còn đầu tư trực tiếp vào nhà máy Volvo dự kiến ​​sẽ mở cửa sau năm 2027.

Tình hình chính trị cùng chính sách thuế quan và trừng phạt khiến xe điện Trung Quốc gặp khó khăn

Kế hoạch “xâm chiếm” của họ tại thị trường châu Âu của các hãng xe điện Trung Quốc đang dần trở nên rõ ràng và sắp thành hiện thực hơn bao giờ hết. Tuy nhiên do tình hình chính trị phức tạp, EU đã tiến hành các cuộc điều tra về mức đầu tư sản xuất xe điện của Trung Quốc và đã áp dụng các chính sách thuế quan bổ sung ngoài mức thuế tiêu chuẩn 10% đối với hàng nhập khẩu từ bên ngoài EU. Đối với một số xe điện Trung Quốc, mức thuế phải trả có thể lên tới 35%..

Tình hình càng phức tạp hơn khi chính chính phủ Trung Quốc yêu cầu các công ty xe điện trong nước phải giữ lại công nghệ cốt lõi tại Trung Quốc hoặc ngừng đầu tư ra nước ngoài. Hãng xe Dongfeng có một phần đầu tư thuộc nhà nước, đã bị buộc phải ngừng các hoạt động khảo sát đầu tư tại Ý.

Ngoài ra, Hãng xe điện Trung Quốc SAIC cũng giảm sự quan tâm của mình đối với thị trường châu Âu. Vài tháng trước, Chery, Dongfeng và SAIC được cho là sắp công bố các nhà máy mới ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vì Chery là một công ty tư nhân nên vẫn có thể tiếp tục xây dựng một nhà máy ở đó, thì đối với Dongfeng và SAIC, áp lực từ chính phủ Trung Quốc khiến hai hãng này thông báo sẽ hạn chế đầu tư cho thị trường châu Âu trong tương lai gần.

Tại Châu Âu, người mua ít quan tâm đến quốc gia sở hữu thương hiệu

Sau này, các công ty ô tô Trung Quốc rất có thể sẽ trở nên ngang bằng với các hãng xe Nhật Bản và Hàn Quốc ở châu Âu. Trên khắp châu Âu, người tiêu dùng ít bị tính dân tộc ảnh hưởng đến quyết định mua xe hơn. Doanh số bán xe Ý Fiat tại chính sân nhà đã giảm mạnh trong vài năm qua, đặc biệt là năm nay.

Trong khi đó, hoạt động sản xuất của Audi, Mercedes và BMW tại Hungary vẫn không ngừng tăng lên, điều này tuyệt nhiên tác động tiêu cực đến hành vi của người mua xe. Thực trạng này phản ánh một số điều rằng, nhu cầu của các thương hiệu cao cấp là muốn tìm kiếm địa điểm sản xuất có chi phí thấp nhất có thể, và người mua thật sự không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của một chiếc xe.

Họ cũng cho rằng người tiêu dùng ngày càng ít lo lắng về quốc tịch hoặc mối liên hệ quốc gia rõ ràng của logo trên xe hơi. Hiện nay, người mua quan tâm nhiều hơn đến giá trị của xe, tính linh hoạt, công nghệ và tính năng hiện đại của xe, thay vì nơi sản xuất.

Ngoài ra, người Trung Quốc đã bắt đầu từ bỏ các thương hiệu xe quốc tế, một phần là do các hãng xe điện trong nước đang bắt đầu cung cấp các tính năng công nghệ và mức chất lượng vượt trội trên xe điện Trung Quốc. Điều tương tự có thể xảy ra ở châu Âu nhưng với xu hướng ngược lại. Người mua xe tại châu Âu đang có xu hướng chuyển sang các thương hiệu xe điện Trung Quốc, các mẫu xe tuy hiện đang được bán dưới hình thức nhập khẩu nhưng sẽ sớm được sản xuất tại châu Âu.

Trong vòng vài năm tới, BYD có khả năng sản xuất hơn 250.000 xe mỗi năm tại châu Âu, và Chery có kế hoạch sản xuất gần 100.000 và thậm chí con số này có thể tăng thêm. Các hãng xe điện Trung Quốc khác cũng không kém cạnh về kế hoạch tại châu Âu. Trong một số trường hợp, công nghệ mà xe điện Trung Quốc phát triển sẽ được sử dụng cho các dòng xe châu Âu (ví dụ như với những gì Leapmotor sẽ xây dựng cho dòng xe Fiat trong tương lai) và các hãng xe điện Trung Quốc có thể được sản xuất bởi các nhà máy thuộc hãng xe châu Âu với ví dụ là Volvo.

Trong vòng một thập kỷ tới, sẽ không quá ngạc nhiên nếu ta thấy Trung Quốc đạt mức sản xuất một triệu xe tại châu Âu, và khi điều này xảy ra sẽ có ý nghĩa gì đối với các công ty châu Âu? Dự kiến sẽ có nhiều nhà máy đóng cửa hơn, các thương hiệu biến mất và thị phần thấp hơn dường như đều là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, hiện tại mọi thứ vẫn chỉ nằm trên bàn giấy của các công ty xe điện Trung Quốc, và các hãng xe Châu Âu cũng đang lên kế hoạch nhằm giữ vững vị trí của mình tại lục địa già.